FACEBOOK BỊ KIỆN VÌ ĐỂ LAN TRUYỀN NHỮNG BÀI VIẾT CÓ CHỨA NỘI DUNG KÍCH ĐỘNG, BẠO LỰC

Phan Hải
Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển đã tạo nên một môi trường xã hội hóa rộng rãi và có sự tác động không nhỏ đến đời sống của các thành viên. Chính điều đó tạo cơ hội cho nhiều người lợi dụng để đưa ra những tin đồn, thậm chí những thông tin sai lệch và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trên thế giới mới đây, một toà án của Áo hôm 5/5 đã yêu cầu mạng xã hội Facebook phải gỡ bỏ những bài viết có nội dung kích động, bạo lực trên cả nền tảng chứ không chỉ riêng ở nước này. Cụ thể: Những người thuộc Đảng Xanh của Áo đã đệ đơn lên toà án của nước này kiện Facebook vì mạng xã hội để lan truyền những bài viết chứa lời lẽ xúc phạm lãnh đạo của họ.
Toà án phúc thẩm tại Vienna cho rằng Facebook có thể tự động xoá những bài viết có những từ ngữ tiêu cực một cách dễ dàng còn mạng xã hội lại biện minh không thể trông đợi vào nội dung để tìm những bài viết tương tự. Chúng không giống hệt nhau.

Ảnh: Facebook bị kiện vì để lan truyền những bài viết có chứa nội dung kích động, bạo lực

Vụ kiện xảy ra trong bối cảnh các nhà lập pháp khắp Châu Âu đang cân nhắc chính sách yêu cầu Facebook, Google, Twitter và các mạng xã hội khác phải nhanh chóng gỡ bỏ những bài viết mang tính thù hằn hoặc kích động bạo lực.
Tháng trước, chính phủ Đức đã thông qua kế hoạch làm sạch mạng xã hội với khoản tiền lên đến 55 triệu USD nếu các mạng này không nhanh chóng xoá những bài viết như vậy. Liên minh châu Âu đang xem xét các quy định mới của EU đối với mạng xã hội hiện nay.
Đảng Xanh cho biết sẽ kiến nghị lên toà án tối cao của nước này yêu cầu Facebook  gỡ bỏ những bài viết có nội dung tiêu cực giống nhau đồng thời phải xác định được những tài khoản giả mạo chuyên đăng những nội dung như vậy thậm chí phải bồi thường về tài chính.
Ở Việt Nam, hiện nay các đối với vấn đề trên Pháp luật cũng có khá nhiều quy định về vấn đề đưa thông tin sai lệch, thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến người khác. Trong đó tập trung về 2 nhóm quy định:
- Luật về Công nghệ thông tin, cũng có quy định cấm xuyên tạc thông tin, đăng tải thông tin, truyền tải thông tin không đúng sự thật, như trên môi trường Internet.  Việc đăng tải thông tin không có thật, không chuẩn thì đã có dấu hiệu vi phạm Luật Công nghệ thông tin rồi và sẽ bị xử lý hành chính.
- Luật Hình sự mới sửa đổi cũng đã đưa ra các hình phạt đối với việc đưa thông tin sai lệch, truyền bá thông tin sai lệch nhưng phải gây ra những hiệu quả hết sức nghiêm trọng, sẽ bị phạt tiền, hoặc phạt từ 1-7 năm tù.
Tuy nhiên những hình phạt trên là trong trường hợp bên bị hại đâm đơn kiện và đưa ra được những chứng cứ cụ thể. Còn trong trường hợp, nếu người bị hại không muốn kiện, chỉ muốn giải quyết dân sự thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, về mặt hành chính, cơ quan nhà nước vẫn có thể vào cuộc điều tra, xem xét và xử phạt như bình thường.
Luật pháp sẽ bị coi thường nếu không có chế tài xử lý
Việc đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội gây hậu quả nghiêm trọng tới người khác phải nên có một chế tài xử lý nghiêm. Xử lý không có nghĩa là buộc người đó phải chịu hậu quả mà trước hết phải răn đe, giáo dục cộng đồng mạng. Đừng để những hành vi không tốt phản cảm, sai trái vẫn cứ tiếp tục thì lúc này pháp luật sẽ bị thờ ơ, bị coi thường.
Trước tình trạng thông tin trên mạng xã hội đang bị các thành viên coi thường, bị thờ ơ không chỉ trường hợp trên, đối với tất cả các trường hợp tương tự khác, cũng nên có những biện pháp răn đe, xử phạt để răn đe về mặt xã hội đối với cộng đồng mạng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, phải xét về động cơ, mục đích của người đăng bài viết để đưa ra được những hình thức xử lý cụ thể, đúng đắn. Có như vậy, mới có thể đảm bảo minh bạch thông tin, tránh gây hiểu lầm đối với quần chúng nhân dân, tạo ra dư luận xấu trong xã hội.



Nhận xét