Ảnh: Nguyễn Thị Mỹ Phượng và Dân biểu Chris Smith (Nguồn Internet) |
Ngày
25/5 vừa qua, tại Hạ viện Mỹ một buổi điều trần về “khủng hoảng nhân quyền thầm
lặng” của Việt Nam đã được diễn ra dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith -
một trong những dân biểu Mỹ cực đoan và có quan điểm chống Việt Nam trong chính
giới Mỹ) để gây sức ép với Tổng thống Trump ra “điều kiện nhân quyền” đối với
Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ tới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tham gia
buổi “điều trần” này ngoài những dân biểu cực đoan trong hạ viện Mỹ (Dân biểu
Chris Smith - Chủ tọa buổi điều trần; Dân biểu Alan Lowenthal thuộc đảng Dân
chủ; Dân biểu Ed Royce, đại diện bang California…); những kẻ chống Cộng hải
ngoại như Nguyễn Đình Thắng (đại diện cái gọi là “Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao
trào Nhân bản”, đại diện “Ủy ban Cứu người Vượt biển - BPSOS”, T. Kumar, Giám
đốc ban Quốc tế của tổ chức “Ân xá Quốc tế”, còn có sự tham giaNguyễn Thị Mỹ
Phượng, chị ruột của Nguyễn Hữu Tấn, người vừa mới chết do tự sát trong trại
giam Công an tỉnh Vĩnh Long nhưng đang bị gia đình và một số kẻ lu loa rằng, Nguyễn
Hữu Tấn chết do Công an đánh.
Tại buổi
“điều trần” trên, hùa theo những luận điệu kiểu như “trong một thời
gian quá dài, vấn đề nhân quyền Việt Nam được cho qua quá dễ dãi… Nhân quyền
nên được đưa vào nội dung trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Donald Trump và Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào tuần tới” (luận điệu của Dân biểu Chris
Smith); “nhân quyền ở Việt Nam đang biến mất” (Dân biểu Alan Lowenthal)…;
Nguyễn Thị Mỹ Phượng cũng tỏ ra khóc lóc, khẩn thiết kêu cứu các Dân biểu này.
Nguyễn
Thị Mỹ Phượng quỳ gối xin Dân biểu Chris Smith: “Gia đình của tôi rất lo
sợ khủng hoảng. Tôi không muốn ai chết nữa hết. Cháu của tôi thấy cha của nó
chết như vậy, nó quá khủng hoảng. Mẹ của nó thì ngồi đâu khóc đó. Cả nhà tôi
đều lo sợ”; “xin hãy giúp đưa gia đình tôi qua đây” (Mỹ).
Như vậy
là đã rõ, mong muốn duy nhất của Nguyễn Thị Mỹ Phượng là gia đình được sang Mỹ
định cư, giống như trường hợp của Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà
Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu cày)…
Chúng ta
đều biết rằng, kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã tuyên bố sẽ hạn chế việc cho phép những kẻ mang danh, đội lốt “hoạt
động nhân quyền” ở một số quốc gia sang Mỹ định cư, sinh sống như thời kỳ của
những người tiền nhiệm. Vì chính sách này mà giờ đây nhiều người muốn sang Mỹ
định cư không còn là chuyện đơn giản như trước đây, họ phải làm sao để chứng
minh mình đủ điều kiện thì mới có thể chấp nhận. Bởi vậy, Nguyễn Thị Mỹ
Phượng mới tìm cách van xin Dân biểu Chris Smith để được sang Mỹ định cư.
Liên
quan đến cái chết của Nguyễn Hữu Tấn, chiều ngày 4/5, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ
chức họp báo và thông tin chính thức về vụ việc này. Theo đó, ngày 30/4, người
dân phát hiện trên các cột điện ở thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình xuất hiện
nhiều cờ 3 que (cờ của Ngụy quyền Sài Gòn). Nhanh chóng, Công an địa phương đã
phối hợp với Cơ quan An ninh điều tra làm rõ vụ việc. Đến tối 2/5, Cơ quan
An ninh đã xác định được đối tượng Nguyễn Hữu Tấn nên bắt khẩn cấp, vì có hành
vi tán phát tài liệu chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khám xét nơi ở của Tấn, lực lượng phát hiện thêm nhiều tài liệu, chứng cứ liên
quan.
Sáng
3/5, cán bộ điều tra đến làm việc, lấy lời khai trong phòng hỏi cung có trang
bị camera theo dõi. Đến khoảng 10h55’ cùng ngày, Tấn xin cán bộ điều tra thuốc
hút và chai nước uống. Khi điều tra viên vừa ra ngoài, Tấn nhanh chân đến cặp
của cán bộ điều tra lục lấy ra con dao dùng để rọc giấy rồi cắt liên tiếp vào
vùng cổ tự sát. Khi điều tra viên vào phòng hỏi cung, Tấn đã bị choáng vì mất
nhiều máu và tử vong. Qua camera, Tấn dùng tay trái nắm lấy dao rọc giấy cắt
vào cổ nhiều lần, rồi chuyển sang tay phải tiếp tục cắt thêm cho đến khi kiệt
sức.
Công an
tỉnh Vĩnh Long cũng đã tổ chức cho gia đình xem camera ghi lại cảnh Nguyễn Hữu
Tấn tự sát trong trại giam.
Như vậy,
rõ ràng vì mục đích muốn sang Mỹ sinh sống, Nguyễn Thị Mỹ Phượng đã cố gắng
bằng mọi cách, trong đó có việc quỳ gối xin Dân biểu Chris Smith giúp sức.
Nguồn: Việt Nam Cộng Hòa
Nhận xét
Đăng nhận xét