Thế chiến thứ 3 đang đến! Bạn có muốn điều đó?

Mối đe dọa của Chiến tranh Thế giới III là có thật, nhưng phong trào chống chiến tranh đã bị thủ tiêu từ lâu, đặc biệt ở phương Tây phong trào hòa bình không còn tồn tại nữa, dưới ảnh hưởng của truyền thông tẩy não con người chỉ còn biết dục vọng. 

Như lời của GS. McQueen, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vì Hoà bình Đại học McMaster trong bài viết dưới đây:
"Nhiệm vụ của chúng ta là rõ ràng. Chúng ta phải huy động mọi sức mạnh của mình để chống lại nỗ lực của những kẻ luôn âm mưu và kích động chiến tranh. Chúng ta đã mất hơn 100 triệu người vì chiến tranh trong thế kỷ 20. Liệu chúng ta có muốn điều đó xảy ra lần nữa không?".
***
Khi chúng ta chứng kiến các chính phủ phương Tây thử nghiệm các đối thủ của họ - hôm nay Iran, vào ngày hôm sau là CHDCND Triều Tiên, rồi Nga và Trung Quốc - chúng ta phải hít thở sâu để rồi nín thở. Chúng ta đang chờ đợi với một cảm giác sợ hãi cho sự xuất hiện của một sự kiện xúc tác sẽ bắt đầu chiến tranh. Bây giờ là thời gian để suy nghĩ về các sự kiện xúc tác đó, để hiểu chúng, để chuẩn bị cho chúng.
Vụ ám sát hoàng đế Ferdinand vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 tại Sarajevo đã dẫn tới sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào ngày 2 và 4 tháng 8 năm 1964 cho phép nước Mỹ thực hiện cái gọi là Chiến tranh Việt Nam.
Cả hai sự kiện đều là những yếu tố gây tranh cãi. Một "Cuộc chiến tranh gây tranh cãi", một thuật ngữ như tôi đang sử dụng, là một sự kiện tạo điều kiện cho một vụ bùng nổ hoặc mở rộng những cuộc chiến tranh nóng - giai đoạn đầu của cả tiến trình chiến tranh, trong đó diễn ra những vụ giết người hàng loạt một cách chủ động.
Các yếu tố gây chiến tranh có thể khiến chính các nạn nhân của nó bỏ qua các cơ sở khoa học và đạo đức trước các thông tin mà chính phủ đưa ra. Họ vô hiệu hóa các giá trị đạo đức và cam kết về ý thức hệ. Khi Thế chiến I nổ ra, phong trào hòa bình, phong trào phụ nữ và phong trào xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ.
Mặc dù có những cuộc tranh luận giữa các học giả ngày nay về mức độ điên cuồng ở châu Âu khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bắt đầu, nhưng thật khó để bác bỏ các nhân chứng quan trọng như Rosa Luxemburg, người đã đề cập đến những gì bà xem như:
"Điên cuồng"; "Các cuộc xuống đường yêu nước"; "Đám đông cuồng nộ"; "Các quán cà phê với những bài hát yêu nước"; "Những đám đông bạo lực, sẵn sàng để tố cáo, sẵn sàng bức hại phụ nữ, sẵn sàng quấy mình vào một sự cuồng dại bởi mọi tin đồn hoang dã"; "Bầu khí quyển của nghi lễ giết người". (Luxemburg, 261)
Cái mà Luxemburg mô tả là một trạng thái chủ quan được tạo ra bởi một cuộc chiến tranh được phát động thành công, trong đó dân chúng trở nên cực kỳ nguy hiểm khi họ tự vươn tới kẻ thù của mình đồng thời đánh đập bất cứ ai trong hàng ngũ của mình dám chống lại điều đó.
Luxemburg cũng dám phản đối. Điều này dẫn đến việc bà phải ngồi tù hai năm rưỡi trong một nhà tù ở Đức. Trong thời gian này bà đã viết cuốn Junius Pamphlet, chỉ trích các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa châu Âu vì đã bị cuốn vào cuộc chiến tranh, và chỉ ra hậu quả của sự điên rồ đó:
"Đạn pháo đã nổ tung trên các đoàn tàu vào tháng Tám và tháng Chín, những xác chết thối rữa trên chiến trường của Bỉ và Vosges ... Các thành phố biến thành những đống đổ nát, các quốc gia biến thành sa mạc, các làng mạc thành nghĩa trang, dân chúng thành những người ăn xin, nhà thờ biến thành chuồng gia súc; các quyền phổ biến, các hiệp ước, liên minh, những lời thiêng liêng nhất và các hệ thống cầm quyền cao nhất đã bị xé nát thành những mẩu vụn". (Luxemburg, 261-2)
Sự phẫn nộ của Luxemburg có một cơ sở vững chắc trong cái được gọi là "sự điên cuồng tháng tám" xảy ra ở châu Âu. Ví dụ, vào ngày 3 tháng 8 năm 1914, khi cuộc chiến vừa mới bắt đầu, thông điệp sau đây đã được đưa ra cho sinh viên đại học từ các quan chức cao cấp nhất tại các trường đại học Bavarian:
"Hỡi các Sinh viên! Hãy im lặng. Vấn đề của chúng ta là chiến đấu, vì văn hoá Đức, bị đe dọa bởi những kẻ man rợ từ phương Đông, và cho các giá trị Đức, mà kẻ thù ở phương Tây ghen tị với chúng ta. Hãy để sự đau đớn bùng nổ trở lại trong ngọn lửa một lần nữa. hãy để cho lòng nhiệt tình của chiến tranh bùng nổ, hãy bắt đầu cuộc thánh chiến của chúng ta". (Keegan, 358)
Đáp ứng lời kêu gọi cuồng loạn này, các sinh viên đại học Đức đã tình nguyện vào lính với số lượng lớn. Không được huấn luyện, họ bị ném vào trận chiến. Trong khoảng thời gian ba tuần, 36.000 người trong số họ đã bị giết.
Nước Đức không phải là duy nhất, tất nhiên, trong đặc điểm dễ bị tổn thương của nó. Randolph Bourne, trong một bài tiểu luận thường được gọi là "Chiến tranh là Sức khoẻ của Nhà nước", mô tả những gì ông chứng kiến ​​sau này ở Hoa Kỳ khi quốc gia này từ bỏ việc đứng ngoài chiến tranh và tham gia vào thảm hoạ toàn cầu. Ông đã quan sát thấy rằng một khi ngành hành pháp đã đưa ra quyết định đi chiến tranh, toàn bộ dân chúng sẽ đột nhiên thay đổi ý định. "Thời điểm chiến tranh được tuyên bố ... số lượng của người dân, thông qua một số thủ đoạn giả kim thuật tinh thần, trở nên bị thuyết phục rằng họ đã tự nguyện thực hiện các hành động của mình".
Vì vậy, người dân "ngoại trừ một số ít, đã hành động để tự biến mình thành những chiến binh thánh chiến, cuồng loạn với chính cuộc sống của họ, và trở thành một cỗ máy giết người một cách chủ động".
Cuộc chiến tranh điên cuồng kiểu như Thế chiến 1 trở nên ít phổ biến hơn trong những năm sau đó, một phần vì cuộc chiến này đã trở thành một thảm hoạ chưa từng thấy. Nhưng sẽ hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng trong kỷ nguyên công nghệ cao và cuộc chiến hóa kỹ thuật số ngày nay, việc kích thích tinh thần chiến tranh trong dân chúng không còn là cần thiết nữa. Một nghiên cứu sâu về chiến lược Chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ do Đại tá Harry Summers tiến hành một vài năm trước đây đã chỉ ra một nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ của Hoa Kỳ chính là sự thất bại trong việc kích thích tình cảm của dân chúng. Người dân Mỹ, như Summers chỉ ra, đã cảm thấy bị bắt buộc phải chiến đấu trong một cuộc chiến mà họ thấy không thể chịu đựng được. Thực tế, thất bại trong việc khơi dậy tinh thần chiến tranh đã được các nhà phân tích Mỹ chỉ ra là nguyên nhân dẫn đến "Hội chứng Việt Nam" - một sự miễn cưỡng trong dân chúng khi can thiệp vào công việc của các nước khác bằng quân sự, vì một quyền lực đế quốc.
Một trong những mục đích của sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 theo quan điểm của tôi là nó nhằm để thay đổi tình huống đó - tạo cảm giác thống nhất, phẫn nộ để đi đến sự ủng hộ chính phủ, để khắc phục toàn bộ Hội chứng Việt Nam và khởi động sức mạnh to lớn trong việc hình thành xung đột toàn cầu mới ("Chiến tranh chống khủng bố") trong thế kỷ 21, với quân đội dẫn đầu, sẽ trở thành một kỷ nguyên mới của Mỹ.
Tuy nhiên, việc kích hoạt chiến tranh không phải là đơn giản, cần phải tạo ra các nguyên cớ cho nó. Chung quy có thể phân biệt ba loại: chiến tranh gây ra bởi các nguyên nhân hoàn toàn tình cờ, chiến tranh gây ta bởi lợi dụng các sự kiện ngẫu nhiên hoặc chiến tranh gây ra bởi các sự kiện có chủ ý. Sau khi các sự kiện xảy ra, nó có thể dẫn đến những mâu thuẫn nóng bỏng giữa các bên tranh chấp.
Không có nghi ngờ gì các cuộc chiến tranh gây nên trong suốt lịch sử thường là loại kích hoạt chiến tranh tình cờ. Tuy nhiên, càng trong những cuộc chiến tranh gần đây của con người, càng ít yếu tố tình cờ, mà đều dựa trên việc thúc đẩy các sự kiện giả như tình cờ.
Nhiều năm trước, khi nói chuyện về những động cơ gây tranh cãi, tôi đã sử dụng vụ ám sát hoàng đế Ferdinand làm một ví dụ. Đúng vậy, tên sát thủ của Archduke không hành động đơn lẻ: Gavrilo Princip, người dân tộc Serbia trung thành, chắc chắn không phải là một con sói đơn độc; anh ta là một trong số những người đàn ông có vũ trang rải dọc trên con đường chiếc xe của Nữ hoàng đi qua, rõ ràng là anh ta đã được sử dụng một cách thận trọng bởi một nhóm cao cấp để thực hiện vụ ám sát. Nhưng tôi cảm thấy rằng những người chủ mưu chắc chắn không muốn tìm kiếm sự hỗn loạn quy mô lớn mà họ nhận được sau này. Tuy nhiên, các động thái sau biến cố này đã dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn, bởi ngành công nghiệp vũ khí đang phát triển, thông qua ý muốn của các nhà cầm quyền và thông qua mối liên kết các quốc gia với nhau. Trong tất cả những điều đó, tôi cảm thấy rằng các yếu tố không cố ý vượt trội sơ với các yếu tố có chủ ý, vì vậy tôi gọi đây là một cuộc chiến tranh gây ra từ sự tình cờ.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã làm tôi ít tự tin hơn về điều này. Đặc biệt kể từ khi đọc cuốn "Docherty và McGregor: Nguồn gốc bí mật của Chiến tranh thế giới thứ nhất" - tôi lại có xu hướng phân loại lại Chiến tranh thế giới thứ nhất như là một sự kích hoạt có chủ ý.
Chiến tranh có chủ ý là một trong những hành động có ý thức nhằm tăng cơ hội chiến tranh nóng, hoặc bằng cách cố ý tạo ra những phát sinh tăng cường sau các điều kiện nảy sinh ban đầu, hoặc bằng cách cố ý tạo ra các sự kiện ngay từ đầu để định hình nó thành chiến tranh.
Nếu xung đột dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là có chủ ý, thì điều đó sẽ làm làm tăng số lượng trong danh mục các cuộc chiến tranh như vậy. Vụ tấn công Trân Châu Cảng mà sau đó kéo theo sự tham gia của Hoa Kỳ vào Thế chiến II chắc chắn là sự việc được lên kế hoạch. Các yếu tố làm tăng cơ hội tấn công của Nhật Bản đối với Trân Châu Cảng, chiếm ưu thế so với sức kháng cự của Mỹ, đã được nghiên cứu kỹ và là một phần của một chương trình cố ý. Chiến thắng của Nhật Bản ở Trân Châu Cảng đã được cho phép một cách có ý thức. Việc tuyên chiến với Nhật Bản là kết quả tức thời của cuộc tấn công được sắp xếp này.
Sự kiện Vịnh Bắc bộ cũng thuộc loại này. Đây không phải là vụ việc ngẫu nhiên ở Vịnh Bắc Bộ. Các lãnh đạo Hoa Kỳ đã tạo ra một chương trình có tính hệ thống các cuộc bố ráp hải quân trên bờ biển Bắc Việt Nam (các cuộc tấn công của DESOTO) nhằm kích thích phản ứng. Trong khi vẫn còn tranh cãi về mức độ vụ việc đã được lên kế hoạch này, tôi đứng về phía những người coi đó là một hành động khiêu khích cao độ của các lãnh đạo Hoa Kỳ, được xây dựng và sử dụng để tạo ra cuộc chiến tranh nóng. Phản ứng của Bắc Việt đối với sự xâm nhập của các tàu Maddox và Turner Joy rất nhẹ nhàng, nhưng nó đã được phóng đại và biến dạng bởi tuyên truyền của Hoa Kỳ để nó trở thành "sự xâm lược của cộng sản", dẫn đến một phản ứng dữ dội.
Thành công của hai tác nhân gây tranh cãi được thể hiện rất rõ trong hồ sơ bỏ phiếu tại Quốc hội Hoa Kỳ. Vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, chỉ có một phiếu trong Quốc hội chống lại việc tuyên chiến với Nhật Bản. Vào ngày 7 tháng 8 năm 1964, Hạ viện đã nhất trí toàn bộ ủng hộ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, trong khi Thượng viện bỏ phiếu với tỷ lệ 88-2.
Những số liệu thống kê này đang gây chấn động. Sự sẵn sàng của tâm lý nhóm mà không có lý trí - hành động hiếu chiến với hậu quả thảm khốc mà không cần bất kỳ sự xác nhận nghiêm túc nào về các sự kiện của vấn đề - đã đưa nhân loại vào tình trạng nguy hiểm.
Những xung đột dẫn đến chiến tranh được lên kế hoạch từ cấp cao. Ở đây, sự thận trọng sẽ bị coi là cực đoan: nó không chỉ đơn giản là vấn đề tăng cơ hội để thúc đẩy các các sự kiện sẽ xảy ra, mà còn nhằm tạo hiệu ứng mạnh sau khi nó đã xảy ra. Ở đây, những người muốn chiến tranh viết kịch bản, dự kiến tình huống, chuẩn bị kế hoạch đầu ra, và thực hiện, hoặc thông qua hợp đồng thực hiện. Thông thường, họ cũng chuẩn bị mọi phương án để ngăn chặn bất kỳ ai dám thách thức câu chuyện mà họ trình bày với thế giới.
Cuộc Chiến tranh Khủng bố là một sự kiện lớn nhất trong các chiến dịch gây ra tranh cãi về bản chất thật của nó. Các nghiên cứu của tôi đã tập trung vào các sự kiện của mùa thu năm 2001 - sự cố máy bay ngày 11 tháng 9 và các cuộc tấn công bằng khí than ngay sau đó. Đây là những yếu tố kích thích chiến tranh được lập trình, và họ đã thành công trong việc giành được sự ủng hộ của cả người Mỹ và các đại biểu quốc hội đối với các cuộc chiến ở nước ngoài, dù nó gây ảnh hưởng tới quyền công dân trong nước.
Một cuộc thăm dò của Washington Post -ABC khởi xướng ngay buổi tối ngày 11 tháng 9 cho thấy rằng:
"9 trong số 10 người ủng hộ hành động quân sự chống lại các nhóm hoặc các quốc gia chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công, ngay cả khi nó dẫn tới chiến tranh. 2 trong số 3 người sẵn sàng bỏ qua một số quyền tự do mà chúng ta có ở đất nước này, chỉ để trấn áp khủng bố". (MacQueen, 36)
Trong khi đó, vào ngày 11 tháng 9, các thành viên của Quốc hội đã bỏ chạy để trốn cái chết khi nhận được thông tin rằng một chiếc máy bay đang hướng tới đồi Capitol. Tối hôm đó, họ lại tập hợp trên Capitol để hát God Bless America và bắt đầu sự đầu hàng hoàn toàn trước những kẻ âm mưu tạo ra cuộc chiến tranh gây tranh cãi này.
Ngày 14 tháng 9 năm 2001, Ủy quyền Sử dụng Lực lượng Quân đội đã được thông qua với tỷ lệ phiếu 98-0 trong Thượng viện và 422-1 trong Hạ viện.
Vào cuối tháng 10, các thành viên Quốc hội đã bắt đầu có phần tỉnh táo trở lại, và Đạo luật Patriot, hạn chế quyền dân sự, đã gặp nhiều phản đối trong Hạ viện hơn là cuộc chạy đua trước đó, với tỷ lệ phiếu 357-66. Tuy nhiên, số phận của nó ở Thượng viện vẫn là 98-1.
Những kết quả này trong Quốc hội cho thấy họ đã thành công đáng kể, trong ngắn hạn, về những tác động gây chiến tranh vào mùa thu năm 2001. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các hoạt động như vậy là tạm thời, do đó các thủ phạm không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục lên kế hoạch để duy trì cuộc Chiến tranh gian lận mang danh nghĩa chống khủng bố. FBI (và các cơ quan tương tự ở các nước phương Tây khác) ráo riết thu hút và tuyển những người trẻ tuổi làm mồi cho Chiến tranh. Những giả mạo này đã đưa đến một hiệu ứng thành công mang tính tổng hợp. Ví dụ, thông tin chính thức của vụ đánh bom Marathon Boston được chấp nhận rộng rãi mặc dù nó cực kỳ mâu thuẫn và hết sức ngớ ngẩn. Tuy vậy, câu chuyện về cuộc tấn công vũ khí hoá học của Syria năm 2013 lại đã thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu của nó là mở rộng sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Syria. Tương tự như vậy, những người hoài nghi về tuyên bố gần đây về việc sử dụng "novichok " ở Anh đã cất lên những tiếng nói phản bác
Chúng ta cần nhớ rằng các chiến thuật nhằm gây ra chiến tranh cần có nguồn lực rất lớn nên không thể mãi mãi không bị rò rỉ. Nó mang lại nguy cơ nghiêm trọng cho các nhà hoạch định chiến tranh. Cần phơi bày những gian lận này trước khi sự sống còn mọi người trên thế giới có thể bị ảnh hưởng chỉ sau một đêm.
Nhiệm vụ của chúng ta là rõ ràng. Chúng ta phải huy động mọi sức mạnh của mình để chống lại nỗ lực của những kẻ luôn âm mưu và kích động chiến tranh. Chúng ta đã mất hơn 100 triệu người vì chiến tranh trong thế kỷ 20. Liệu chúng ta có muốn điều đó xảy ra lần nữa không?;

Hùng Ngô Mạnh

Nhận xét