"Nếu
để tiêu diệt hai tên này thì làm lúc nào cũng được, không
phải đến bây giờ", đại tá Phùng Tiến Triển, Phó giám đốc Công
an tỉnh Sơn La khẳng định.
300 cán bộ, chiến sĩ vây bắt ông trùm ma túy ở Lóng Luông
Năm
2015, Công an tỉnh Sơn La lập chuyên án bắt giữ Nguyễn Thanh Tuân và
Nguyễn Văn Thuận, 2 kẻ mang 6 lệnh truy nã đặc biệt về tội ma túy. Sau 3
năm, sáng 26/6, 300 cán bộ chiến sĩ Công an Sơn La và K20 (Bộ Công an)
trang bị hỏa lực, 6 xe bọc thép bao vây nhà Nguyễn Thanh Tuân ở bản Tà
Dê, xã Lóng Luông.
Trong
nhà Nguyễn Thanh Tuân có nhiều tay súng cố thủ. Công an và người thân
của họ liên tục kêu gọi ra đầu hàng nhưng nhóm này xả súng chống đối,
đốt bom xăng, bình gas gây cháy. Ngày 29/6, kết thúc chuyên án, cảnh
sát phát hiện 3 thi thể tại nơi trú ẩn của Tuân, trên tay mỗi người đều
có một khẩu súng; một số tên khác bị bắt. Thuận cũng bị tiêu diệt trong
đợt này. Ảnh: Hoàng Lam.

Hầm
bí mật nằm sâu 2 m dưới ngôi nhà của Nguyễn Thanh Tuân ở Lóng Luông
(Sơn La). Khi vây bắt ông trùm, cảnh sát đã bơm nước vào hầm rồi dùng
hỏa lực mạnh để tiêu diệt kẻ cố thủ.
Chuyên án chưa có tiền lệ
Đại
tá Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cho biết cuộc đánh án có
quy mô lớn nhất từ trước tới nay khi lực lượng công an phải điều động
cả xe bọc thép và hoả lực mạnh để tấn công. Vị đại tá cũng khẳng định
đây là chuyên án đặc biệt, đối mặt với nhiều khó khăn, chưa có tiền lệ.
Tất cả các thông tin liên quan sẽ được Công an tỉnh Sơn La cung cấp
trong buổi họp báo sáng nay, 3/7.
Theo
ghi nhận của phóng viên, dù 9h30 mới họp báo nhưng trước đó khoảng một
giờ rất đông phóng viên các cơ quan báo đến làm các thủ tục tác nghiệp.
Dự kiến có khoảng 20 cơ quan báo chí dự sự kiện này. Ảnh: Hoàng Lam.

Ông
Tếnh A Chìa, Chủ tịch xã Lóng Luông nói: "Chưa nơi nào tiếng súng nhiều
như ở Tà Dê. Chúng manh động đến nỗi hàng đêm thường xách theo súng AK
đi dạo quanh bản". Còn ông Sồng A Tồng, Trưởng bản Tà Dê chia sẻ: “Người
dân nơi đây ai cũng sợ".
Xã Lóng Luông có 31 kẻ bị truy nã về tội ma túy
Sáng
nay, đại tá Phùng Tiến Triển, Phó giám đốc Công an tỉnh Sơn La
chủ trì buổi họp báo. Ngoài ra còn có thượng tá Trần Thanh Sơn,
Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh.
Báo
cáo kết quả chuyên án, đại tá Sơn cho biết Lóng Luông là xã vùng
cao, có diện tích tự nhiên hơn 53 km2, cách biên giới 15-20 km. Xã
có 11 bản tổng số dân trên 1.100 hộ, trên 5.200 nhân khẩu. Trong
đó, dân tộc Mông chiếm 87%, nhiều người có mối quan hệ họ
hàng, thân tộc bên kia biên giới. Toàn xã có 31 kẻ bị truy nã về
tội ma túy.
Theo
thông tin từ Công an tỉnh Sơn La, để thực hiện chuyên án, trước
đó, công an tỉnh duy trì 3 tổ công tác tuần tra trên 3 tuyến
đường vào bản Lũng Xá, Tà Dê, từng bước siết chặt việc kiểm
soát người, phương tiện nhằm hạn chế việc tiếp tế lương thực,
thực phẩm cho kẻ phạm tội. Trước thời điểm đấu tranh đã kiểm
soát được 215 ôtô, 438 lượt xe máy, gần 900 lượt người ra vào.
Công an phát hiện 19 vụ với 28 đối tượng, thu 29 kg ma túy đá,
1,17 kg heroin, 1 ôtô, 4 xe máy, 400.000 USD, hơn 600 triệu đồng, 3
súng ngắn quân dungh, 10 viên đạn, 1 lựu đạn và một số tang vật
khác. Trong ảnh là thượng tá Trần Thanh Sơn. Ảnh:Hoàng Lam.

Khởi tố vụ án để điều tra
Theo
thượng tá Trần Thanh Sơn, sau khi khám nghiệm tử thi, các gia đình
có người thân bị tiêu diệt có đơn đề nghị bàn giao người chết cho
họ mai táng. Ngày 2/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La có quyết định
khởi tố vụ án hình sự: Tàng trữ sử dụng trái phép vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và Chống người thi hành công
vụ xảy ra tại bản Tà Dê, Lóng Luông. Vụ án đang được điều tra
mở rộng.
Cũng
theo ông Sơn, hiếm có chuyên án nào kéo dài đến 3 ngày rưỡi.
"Trong quá trình đấu tranh tác chiến, chúng tôi đã đưa mẹ của
các đối tượng đến kêu gọi, thuyết phục nhưng chúng không chấp
hành. Nhóm phạm tội tiếp tục lôi kéo những kẻ khác xây dựng
boong-ke để đối phó với lực lượng. Phải nói là hiếm có chuyên
án nào kéo dài đến 3 ngày rưỡi".
Ảnh hiện trường vụ việc: Hoàng Lam.
Thu 400.000 USD và 600 triệu
Trước
thời điểm đấu tranh chuyên án, công an đã kiểm soát được 215
ôtô, 438 lượt xe máy, gần 900 lượt người ra vào. Cơ quan chức năng
thu 29 kg ma túy đá, 1,17 kg heroin, 1 ôtô, 4 xe máy, 400.000 USD,
hơn 600 triệu đồng, 3 súng ngắn quân dụng, 10 viên đạn, 1 lựu đạn
và một số tang vật khác.

Hầm
bí mật nằm sâu 2 m dưới ngôi nhà của Nguyễn Thanh Tuân ở Lóng Luông
(Sơn La). Khi vây bắt ông trùm, cảnh sát đã bơm nước vào hầm rồi dùng
hỏa lực mạnh để tiêu diệt kẻ cố thủ.
Nhóm tội phạm có hơn 30 ống ngắm phục vụ bắn tỉa
Tại
buổi họp báo, phóng viên Zing.vn đặt câu hỏi: "Tuân đã về bản Tà Dê
nhiều năm, thường xuyên gây rối, dọa nạt người dân, nổ súng.
Những điều này, Ban giám đốc Công an tỉnh thấy sao khi dân làn luôn
phải đối mặt với nguy hiểm. Trách nhiệm của địa phương đến đâu
khi xảy ra sự việc?
Đại
tá Phùng Tiến Triển, Phó trưởng ban chuyên án cho biết nhóm tội
phạm chuẩn bị nhiều súng, lựu đạn và chuẩn bị sẵn 37 bình gas.
Địa chỉ mua bình gas ở đâu cơ quan chức năng đã nắm được cụ
thể. Bên cạnh những bình gas đó, Tuân và Thuận mua khoảng 200
lít xăng chia ra các can. Khi biết lực lượng công an bao vây, chúng
tính toán đến việc chống đối. Ngay ở cổng ra vào có 4 bình
gas, kẹp giữa có 1 can xăng 3-5 lít và cả lựu đạn. Nếu chúng
ta tấn công, bình gas sẽ gây nổ bởi bom xăng. Sức công phá của
1-2 bình gas có thể hậu quả khôn lường (khoảng 200 m).
Ngoài
ra, lựu đạn của chúng rải ở nhiều vị trí trong nhà. Trong 49
khẩu súng các loại, nhiều khẩu súng còn mới nguyên. Lực lượng
công an thông thường chỉ tập luyện bằng AK nhưng nhóm tội phạm này
có đến 31 cái ống ngắm để phục vụ cho bắn tỉa, bắn từ xa.
Theo
ông Triển, việc khám nghiệm hiện trường rất nguy hiểm. Cơ quan
chức năng phải sử dụng trang bị hiện đại để rà, phá bom mìn.
Hai két sắt của trùm ma túy chứa những gì?
Trước
câu hỏi của Zing.vn về 2 chiếc sắt còn vương lại hiện trường, bên trong
công an có thu giữ được gì hay không, người chủ trì cuộc họp nói khi
biết công an bao vây, toàn bộ tội phạm liên quan đến ma túy ở bên kia
biên giới (cư trú ở Vân Hồ, Sơn La, Mai Châu) cắt toàn bộ liên
lạc với Tuân và Thuận. "Hai tháng qua, Tuân đã cho đệ tử chuyển
một số đồ đạc, giường tủ gửi cho gia đình, bí mật chuyển
tiền về cho vợ với lượng tiền không ít. Theo tài liệu trinh sát, 2
tháng qua, nhóm tội phạm cầm cự bằng khoản tiền tiêu vặt để
sống", đại tá Triển nói.
Trong
2 két sắt, két thứ 1 cảnh sát phát hiện còn một vài nghìn USD đã cháy,
còn phần lớn là tiền lẻ 1.000 và 2.000 đồng. Ở két sắt thứ 2 chứa
rất nhiều vũ khí và súng đạn.
Vì sao diễn ra thời gian dài mới trấn áp?
Đại
tá Phùng Tiến Triển, Phó giám đốc Công an tỉnh Sơn La - người
chủ trì buổi họp báo - cho biết mỗi một năm, Công an tỉnh Sơn La
phát hiện bắt giữ trên dưới 1.000 vụ, 1.700-1.800 người liên quan,
trên dưới 1 tạ heroin, 2.500 viên ma túy tổng hợp. Số liệu này
chứng minh đây là địa bàn phức tạp, chịu áp lực từ bên kia
biên giới. Sơn La là địa bàn trọng điểm về ma túy trên cả
nước.
Trong
4 năm trở lại đây, địa bàn Lóng Luông, Vân Hồ không hề có tên
của Thuận và Tuân. Chúng đang nằm trong tầm ngắm của Công an
tỉnh Quảng Ninh ở một chuyên án khác. Chúng cũng giống như
Tráng A Tàng, sau khi đã thành công nhiều chuyến vận chuyển ma
túy lớn, có nhiều tiền để thu nạp đàn em và mua vũ khí.
Trả
lời câu hỏi vì sao để một thời gian dài mới tiến hành trấn
áp, ông Triển phân trần: "Việc giải quyết vụ án này không dễ,
bởi còn liên quan đến yếu tố nước ngoài vì gần biên giới Lào.
Nếu chỉ bắn chết hai tên này thì quá dễ. Hơn nữa, ở Tà Dê,
người dân vẫn có thói quen dùng súng đi săn ban đêm. Nếu không
xác minh kỹ thì dẫn đến bắn nhầm dân là điều không thể chấp
nhận được".
Người
chủ trì cuộc họp báo nói: "Việc bắt giữ đến bây giờ mới làm vì
tính nhân đạo, thêm đó tính nhân văn của lực lượng công an nhân
dân. Nếu để tiêu diệt hai tên này thì làm lúc nào cũng được,
không phải đến bây giờ. Cái quan trọng là phải chặn đứt hai
mắt xích, chặn nguồn cung, nguồn cầu. Hơn nữa, phải nhận được
sự hưởng ứng của cấp ủy địa phương từ cấp bản, cấp xã,
huyện. Thực ra nhiều con em của các cán bộ dính đến ma túy.
Chúng tôi đã nhiều lần tổ chức tại Vân Hồ để lấy ý kiến ủng
hộ của các Đảng viên. Nhưng họ không đồng ý bởi có nhiều
Đảng viên có con em dính dáng đến ma túy và buôn bán ma túy".
Theo
lời ông Phó giám đốc Công an tỉnh Sơn La: "Chúng tôi không muốn sát
hại, tiêu diệt hai tên này. Tỉnh kiên trì kêu gọi chúng, gửi thư
cho thân nhân, gia đình để họ tác động. Lực lượng đã về gặp
bố mẹ, mẹ đẻ, vợ của Tuân. Tôi đã trực tiếp nói chuyện với
chị Loan, mẹ đẻ của Thuận. Đó là tính nhân văn. Ngoài ra, chúng
tôi đã từng mời mẹ của Hùng và Tuân lên để hợp tác nhằm
thuyết phục con trai mình ra đầu thú. Nhưng họ lắc đầu không
hợp tác, không cung cấp số điện thoại của hai tên này cho cơ
quan chức năng. Hôm nổ ra đấu súng, mẹ của Tuân mới lên đứng
cách hiện trường vài chục mét, dùng loa để kêu gọi con ra
hàng. Bà Vượng kêu gọi đến khàn cổ nhưng Tuân vẫn cố thủ".
Theo
ban chuyên án, ngày 27/6, trong nhà Tuân có 6 người, trong đó có 3
kẻ ra hàng, đầu thú để được sống. Họ tên Thó, Sơn và Minh. Chắc
chắn 3 người này sẽ bị xử lý nhưng có thể được sống.
Bác tin 4 cảnh sát bị thương
Đại
tá Triển khẳng định thông tin 4 cảnh sát bị thương trong vụ truy
bắt tội phạm ma túy ở bản Tà Dê là hoàn toàn sai. Sau khi chuyên án
thành công, Ban thường vụ tỉnh ủy đã đến chúc mừng, khao quân
ban chuyên án. Phần lớn các chiến sĩ ban chuyên án đều có mặt.
"Nếu có đồng chí nào bị thương thì đã đến thăm rồi. Nếu có
đồng chí nào bị nặng hơn nữa, chắc chắn chúng tôi sẽ thông
báo", đại tá Triển nói và cho biết thêm tài sản của người dân
sinh sống gần nhà Tuân và Thuận không ai bị mất mát, hư hỏng
gì.
Nói
về chiếc xe bọc thép dùng trong ban chuyên án, ông Triển chia sẻ tình
hình tại Tà Dê phải dùng loại xe này, khi được phép mới dùng. Tên gọi
chính xác là xe chuyên dụng.
Xe
chuyên dụng có bắn đạn và cả nhiều loại súng khác. Khi khám
nghiệm hiện, tên tội phạm còn chết nguyên vẹn, có tên chết vì ngạt
khí, chết cháy chứ không trúng đạn.
Lo lắng sẽ có Tàng, Tuân và Thuận khác
Người
chủ trì buổi họp báo khẳng định việc triệt phá mắt xích quan
trọng như Tuân, Thuận hay Tráng A Tàng là thành công lớn. Tuy
nhiên cơ quan chức năng sợ sẽ có những kẻ như Tàng, Tuân, Thuận khác.
"Giám
đốc Công an tỉnh giao phòng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch tổng
đảm bảo an ninh trật tự ở Lóng Luông. Đầu tiên là xử lý gần
30 kẻ liên quan ma túy. Thời gian tới có thể những tên này sẽ
biết nghe lời ra đầu thú để được hưởng khoan hồng. Công an sẽ
không bắt vội mà cho về với gia đình theo sự quản thúc của
địa phương. Công an yêu cầu họ chấm dứt toàn bộ hoạt động liên
quan đến ma túy. Các cơ quan chức năng sẽ tạo ra môi trường lành
mạnh để môi trường Lóng Luông, Vân Hồ không còn ma túy. Đây
không phải nhiệm vụ riêng của công an mà toàn hệ thống chính
trị. Làm sao để hình ảnh tội phạm ma túy tránh xa bà con.
Giúp đỡ bà con việc làm, giống vốn để trồng trọt chăn nuôi,
tránh xa ma túy. Họ sống ấm no bằng sức lao động chứ không
phải nhờ ma túy".
Sẽ bắt tạm giam nhiều tay súng bảo vệ cho trùm ma túy
Theo
ban chuyên án, có 10 tên được đưa vào trung tâm cai nghiện của
tỉnh. Trong đó có những kẻ ở với Tuân nhiều năm, rất trung
thành với trùm ma túy. Trong đó có một số tên còn vác AK đi
dọc bản đe dọa người dân.
"Chúng
tôi đang phân loại để đưa những kẻ tàng trữ súng đạn ra khởi
tố, bắt tạm giam. Những người khác không liên quan thì cho vào
trung tâm cai nghiện. 10 người trên là tay súng bảo vệ Tuân và
Thuận. May mắn họ là bị bắt trước khi vụ trấn áp tội phạm nổ
ra", đại tá Triển nói.
Số gỗ "khủng" của Tuân và Thuận lấy ở đâu?
Sau
khi khám nghiệm hiện trường, kiểm lâm đã vào đo đạc xác định
chủng loại gỗ, nhóm gỗ. "Gỗ ở giữa khu rừng, dân địa phương
cũng bán. Chúng có tiền mua chứ không khai thác. Việc gỗ ở
đâu, ai khai thác, bán như thế nào cơ quan chức năng sẽ điều
tra", đại tá Triển thông tin.
Ông
cũng cho biết với hai kẻ phạm tội gỗ chỉ là phụ, còn vũ khí và
súng đạn mới là chính. Mục tiêu chính là mở rộng điều tra
xác minh, truy bắt người liên quan.
Trong ảnh là số gỗ tại nhà Tuân. Ảnh: Hoàng Lam.
"Vài
tháng vừa qua, lực lượng vào bản công khai rồi. Nếu vào uống
rượu thì không sao, nếu vào bắt bớ khám xét liên quan đến ma
túy, Tuân và Thuận sẽ “tiếp” lực lượng bằng đạn đồng. Giờ đây
người ngoài, phóng viên có thể vào thoải mái, người dân rất
phấn khởi. Công an vào, người dân đứng rất đông vỗ tay, chào
đón. Chưa bao giờ lại có hình ảnh như thế", vị Phó giám đốc công
an tỉnh Sơn La chia sẻ khi buổi họp báo chuẩn bị kết thúc.
Ông cũng cảnh báo người dân hiện còn một số kẻ còn trốn nã, có thể họ sẽ trở về trong thời gian tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét