ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG VỚI VĂN HÓA TRANH LUẬN VÀ VĂN HÓA TỪ CHỨC

Quan điểm của tôi, tranh luận tại nghị trường là cần thiết, nhưng phải khách quan, trên tinh thần xây dựng. Lợi dụng nghị trường làm diễn đàn để trù ẻo một cơ quan, tổ chức nào đó là điều không thể chấp nhận. 

Sau sự cố sử dụng các con số "ất ơ" do chính ông Lưu Bình Nhưỡng sản xuất ra, làm căn cứ quy kết "Sai phạm của ngành công an là rất khủng khiếp", ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng - một Tiến sĩ Luật kinh tế - đã bị dư luận cho rằng, ông có cách tiếp cận vấn đề thiếu khoa học, nhận định thiếu khách quan, có thái độ ngoan cố, hằn học khi được đại biểu khác vạch ra cái sai. Đặc biệt, ông bị cộng đồng mạng nhận định rằng, ông không biết tính tỷ lệ phần trăm, là một trong những phép tính mà học sinh lớp 5 đã có thể làm thành thạo.

Ngay sau khi bị dư luận phản ứng dữ dội, ông lên báo trả lời loanh quanh, vòng vo và có ý hằn học với ông đại biểu Nguyễn Hữu Cầu. Ông cũng kết tội ông Cầu vi phạm quy định của Luật bảo vệ bí mật nhà nước. 

Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng lên mạng viết một bài có ý thanh minh thanh nga về chuyện lùm xùm vừa qua với cư dân mạng. Đọc bài ông viết, người đọc có cảm giác ông quyết tâm không đính chính thông tin sai lệch, không xin lỗi các cử tri và ngành công an. Thay vì phải giải thích vì sao ông nhầm lẫn dẫn đến nhận định sai thì ông lại đánh bùn sang ao, đánh lận đỏ đen, dẫn dắt người đọc sang câu chuyện của tướng Vĩnh, tướng Hóa, Vũ Nhôm. Ở đây, người tỉnh táo sẽ không bị đánh lừa, vì câu chuyện tướng Vĩnh, tướng Hóa, hay Vũ Nhôm hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện ở diễn đàn Quốc Hội, đó là câu chuyện về "Giải quyết tin báo tố giác tội phạm".

Ông Nhưỡng đủ khôn để lèo lái, dẫn dắt dư luận theo hướng mà đa phần người dân rất thích nghe, làm họ quên đi vấn đề chính là "Giải quyết tin báo tố giác tội phạm". 

Nhưng ông đã không đủ trình độ để lừa được nhiều người.

Vì những gì ông phát biểu cũng như phản ứng của ông với báo chí, giờ đây các cử tri đã biết rõ trình độ, tính hiếu thắng, tật bảo thủ của ông. Nói nôm na là văn hóa chất vấn, tranh luận của ông rất kém!

Lẽ ra, trước khi lên Facebook thanh minh về câu chuyện trên, thiết nghĩ ông cũng nên tôn trọng ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Bà Nga đã bác bỏ các con số (dù ông nói đó không phải con số mà là tỷ lệ) và nhận định của ông khi nói "vi phạm của CQĐT là rất nghiêm trọng, rất khủng khiếp".

Nhắc lại để ông Lưu Bình Nhưỡng rõ, theo bà Nga, Ủy ban Tư pháp đã có Báo cáo thẩm tra số 1157 gửi Quốc hội đánh giá nội dung, kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có kết quả hoạt động của CQĐT, theo đó, "công tác điều tra, xử lý tội phạm tiếp tục có nhiều diễn biến tích cực, chất lượng công tác điều tra được nâng lên rõ rệt, hạn chế được nhiều vi phạm trong hoạt động điều tra so với cùng kỳ”. Về một số chỉ tiêu của Nghị quyết 37, Nghị quyết 63 của Quốc hội đã đạt và vượt. Công tác bắt, vận động các đối tượng truy nã ra đầu thú đạt được kết quả tích cực; số phạm nhân trốn, tự sát tại trại giam, nhà tạm giữ đã giảm. Đó là đánh giá cơ bản về mặt tích cực.

Tại báo cáo đó, Ủy ban Tư pháp cũng nêu lên một số hạn chế, trong đó có hai chỉ tiêu mà các đại biểu đã tranh luận nhau. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, về chỉ tiêu thứ nhất, tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm thì đạt 87,2%; trong khi chỉ tiêu Quốc hội giao là 90%, như vậy so với chỉ tiêu Quốc hội thì còn 2,8% nữa mới đạt theo yêu cầu.

Về số tin tố giác giải quyết quá hạn, báo cáo của Ủy ban Tư pháp đã tính toán rất thận trọng. Năm qua có 3.368 tin báo tố giác quá hạn, chiếm 2,8% trên tổng số.

"Như vậy tôi khẳng định, Ủy ban Tư pháp đánh giá số tin tố giác giải quyết quá hạn chiếm 2,8% trên tổng số tin báo chứ không phải chiếm nhiều như con số đại biểu Nhưỡng nêu." – bà Lê Thị Nga nêu rõ.

Như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã thẳng thừng bác bỏ nhận định cũng như những con số mà ông Lưu Bình Nhưỡng nêu ra về ngành công a.

Lý do đê bác bỏ không có gì khác là: Những con số đó không chính xác. Nhận định chủ quan, phiến diện và làm sai lệch nhận thức của cử tri về ngành công an.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi người dân nghi ngờ ông Lưu Bình Nhưỡng có định kiến, mà huỵch toẹt ra là thù oán gì đó với ngành công an, bởi đây không phải lần đầu ông có định kiến ất ơ về ngành này.

Đã không ít lần ông Lưu Bình Nhưỡng ném cái nhìn và lời bình luận cay nghiệt, thiếu thiện cảm, thiếu tính xác thực về ngành Công an mà vụ “Đồng Tâm” năm 2017 là một ví dụ sinh động. 

Trong lúc sự việc đang nóng bỏng, ông Nhưỡng lại đăng đàn dập lửa bằng xăng, với những lời phát biểu đầy tính lôi kéo, kích động trước ống kính máy quay trực tiếp tại Quốc hội. Trích: 

"Vụ Đồng Tâm gần đây nhất, cả đại đội cảnh sát cơ động vào, coi như là tấn công áp đảo bà con, sau đó bà con bức xúc quá về câu chuyện giải quyết khiếu nại, tiếp dân không đến nơi đến chốn, đánh cả người 60 năm tuổi đảng nên họ đã quay ra giữ con tin 38 người là phải...". Hết trích.

Sau phát biểu đó, lúc đầu ông Nhưỡng lúc đầu khăng khăng rằng, "tôi không sai, tôi không phải xin lỗi về phát biểu của mình". Tuy nhiên, dưới sự phản bác kịch liệt từ các đại biểu quốc hội, cuối cùng ông Nhưỡng đã buộc phải nói. Xin trích lại nguyên văn: 

"Với tinh thần cầu thị, tôi cảm ơn đại biểu Phương (Trịnh Ngọc Phương - Tây Ninh) đã tranh luận. Tôi coi đó là lời góp ý quý báu dành cho mình. Có đôi khi mình cần phải tiết chế cảm xúc, sử dụng từ ngữ chừng mực hơn khi phát biểu tại nghị trường, tránh sự hiểu nhầm và tạo bức xúc không đáng có cho người khác". 

Ít nhất đó cũng được coi là một lời xin lỗi dưới hình thức mềm mại hơn. Nhưng lần này thì khác, ông cay cú, ông ăn thua với không chỉ các đại biểu khác mà còn cả với dư luận. 

Trong Facebook của ông, nhưng lời chỉ trích, phản bác, góp ý đều bị ông và 1 đồng sự (người chị) ở Đại học luật xóa sạch. Ông chỉ để lại những lời tụng ca và ủng hộ ông, bao gồm cả những kẻ chống phá đất nước này. Lý do vì sao ông để lại những comment này chắc ai cũng hiểu.

Thiết nghĩ, với tư cách Phó Ban dân nguyện Quốc hội, là người đại diện của các cử tri thì việc biểu đạt ý chí nguyện vọng của các cử tri bằng hình thức chất vấn, tranh luận là cần thiết. Song chất vấn và tranh luận cần đúng mực, tôn trọng sự thật khách quan và tinh thần xây dựng mới là điều đáng nói.

Loại bỏ những ẩn ý của ông, tôi nghĩ ông Nhưỡng cần cẩn trọng hơn trong cách diễn giải, tránh gây các hiểu lầm đáng tiếc cho cử tri, tránh gây tổn thương tới những người tử tế. Chỉ ra cái sai, cái chưa được của ngành công an là hết sức cần thiết, đáng hoan nghênh, nhưng lợi dụng một vài thiếu sót, hay sai lầm của một bộ phận nhỏ tướng tá công an để hủy hoại uy tín của ngành công an là điều đáng xấu hổ.

Phát biểu của ông tại nghị trường hôm 31/10/2018 là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng làm tổn thương tới cán bộ chiến sĩ công an, làm giảm niềm tin của người dân vào ngành này và tạo điều kiện để các thế lực thù địch bôi nhọ chế độ (cứ vào FB của ông và đọc phần comment sẽ rõ). 

Với sai lầm nghiêm trọng này, tôi nghĩ ông Lưu Bình Nhưỡng nên từ chức như ông đã từng phát biểu rằng: "Việt Nam nên cần có văn hóa từ chức", "chất vấn về từ chức không phải để gây sốc". 

Đâu đó trên mạng, cư dân mạng đang kêu gọi Quốc hội xem xét để bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của ông Lưu Bình Nhưỡng. 

Tôi nghĩ, đây là thời điểm chín muồi để ông đính chính lại thông tin sai lạc và nói lời xin lỗi và sau đó là từ chức. Như thế mới là người đàng hoàng, tử tế.

Nhận xét