
Sáng
nay 2/7/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra
quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét đối với luật sư
Trần Vũ Hải để điều tra về hành vi trốn thuế. Cùng bị khởi tố bị can với
luật sư Trần Vũ Hải còn có vợ của ông Hải là bà Ngô Tuyết Phương.
Cơ
quan Cảnh sát điều tra cho hay, việc khởi tố bị can, khám xét nơi ở,
nơi làm việc của vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải - Ngô Tuyết Phương là để
phục vụ điều tra liên quan đến hành vi trốn thuế trong các phi vụ mua
bán nhà đất của 2 bị can này tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Sáng
cùng ngày, cơ quan điều tra cùng đại diện Viện kiểm sát đã thực hiện
lệnh khám xét văn phòng luật sư Trần Vũ Hải trên đường Nguyễn Thái Học,
quận Đống Đa, Hà Nội.
Đọc thêm về Trần Vũ Hải bằng cách bấm vào tên các bài sau:
Đây
không phải lần đầu luật sư Trần Vũ Hải dính vòng lao lý. Trước đó,
tháng 11/2015, luật sư Trần Vũ Hải bị Phòng cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội Công an Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi "lừa
đảo chiếm đoạt tài sản".
Xin được nêu lại một số sự việc nổi đình đám của luật sư Trần Vũ Hải để mọi người biết ông là ai:
1.
Năm
2005, tựa như Cù Huy Hà Vũ tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông
Hải ứng cử vào chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam với lời tuyên bố
kinh hồn: “một luật sư hoàn toàn có thể làm Chủ tịch Liên đoàn bóng đá
một quốc gia, thậm chí thế giới”.
Tại
đại hội ông Hải đã in khoảng 400 cuốn đề cương tranh cử chức chủ tịch
LĐBĐ VN khóa V (dày 20 trang), trình bày cầu kỳ, đẹp mắt để phát rộng
rãi tại đại hội. Song ở trang bìa thứ 2 của cuốn đề cương này, luật sư
Trần Vũ Hải đã tự động sao chép khá nhiều bức ảnh bóng đá để trang trí
mà không đề tên tác giả. Nhà báo Xuân Gụ (Báo Quân đội Nhân dân nay là
Phó chủ tịch LĐBĐ Việt Nam) - tác giả của nhiều tấm ảnh được sử dụng ở
trang bìa cuốn đề cương tranh cử của ông Hải rất bức xúc vì ông Hải
không hề xin phép tác giả cho sử dụng những tấm ảnh trên. Nhà báo Xuân
Gụ đã liên hệ điện thoại với luật sư Trần Vũ Hải để yêu cầu ông trả lời
về hành động sao chép, sử dụng hình ảnh không xin phép nhưng cuộc gọi bị
từ chối do ông Hải bận dự họp tại đại hội.
2.
Năm
2009, luật sư Trần Vũ Hải bị tước quyền đại biểu tại Đại hội VFF khóa
VI khi đang làm thuê tư vấn pháp lý cho đội bóng Sài Gòn United, một sự
kiện hy hữu trong các kỳ Đại hội VFF, bởi lẽ trong lịch sử, chưa có đội
bóng nào bị tước quyền đại biểu chính thức. Lý do vì ông lề mề nộp hồ sơ
muộn thời gian và không đủ tư cách pháp nhân.
3.
Trong
phiên tòa vụ án "Lợi dụng quyền tự do dân chủ...", "Chống người thi
hành công vụ" và "Cố ý gây thương tích" xảy ra tại xã Tân Dân, huyện
Khoái Châu, Hưng Yên ngày 27/3/2009 , LS Hải và LS Lưu Vũ Anh cũng bị
Tòa đuổi ra ngoài mà theo thẩm phán Nguyễn Trung Kiên “sở dĩ luật sư bị
mời ra ngoài vì đã vi phạm nội quy của tòa như: nghe điện thoại dị động
trong phòng xử án, yêu cầu luật sư đứng lên trả lời HĐXX nhưng luật sư
không đứng.”.
4.
Năm
2011, ông Trần Vũ Hải ở phiên tòa sơ thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ, ông Hải
là luật sư bào chữa nhưng vi phạm các qui định tố tụng đã bị đuổi khỏi
phiên tòa.
Theo
tường - thuật của một nhà báo trong phiên tòa trên blog Đào Tuấn’s blog
có đoạn: "Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính liên tục rung chuông, liên tục
nhắc nhở các luật sư và bị cáo “dừng lại”. Một nữ đồng nghiệp chép miệng
rằng có khi bác Chính phải “dừng lại” đến 4-500 lần chứ không ít. Mình
cũng đếm có phút, ông đã hơn 10 lần rung chuông, nhắc “dừng lại”. Và
đỉnh điểm là trong phần xét hỏi, ông đã yêu cầu lực lượng cảnh sát tư
pháp “mời” LS Trần Vũ Hải ra khỏi toà khi bị nhắc nhở “dừng lại” tới 3
lần, mà ông Hải vẫn tiếp tục nói.".
TTXVN
đưa tin: “Do vi phạm nội quy phiên tòa, sau nhiều lần bị nhắc nhở, luật
sư Trần Vũ Hải đã bị Hội đồng xét xử yêu cầu ra khỏi phòng xử.”.
Buồn
cười nhất là trong lập luận tại phiên tòa, theo ông Hải, Cù Huy Hà Vũ
không những vô tội, mà còn đáng là anh hùng, ủng hộ những yêu cầu quái
dị của Cù như: đòi hoãn phiên tòa vì bồi thẩm đoàn đều là …đảng viên,
Toà phải triệu tập của Thủ tướng và Chủ tịch nước đến dự Tòa…
5.
Năm
2012, trong vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang – Hưng Yên, như đã nêu LS Hải
tích cực vận động bà con ở đây yên tâm và quyết tâm …khiếu kiện đến cùng
vì LS Hải sẽ chi tiền không giới hạn hỗ trợ bà con về thủ tục pháp lý,
cũng như đeo đuổi việc khiếu kiện.
6.
Năm
2013, Tại phiên tòa Đoàn Văn Vươn, LS Hải cũng khiến chủ tọa nhiều lần
phải rung chuông vì những lập luận rất ‘cùn” như ông Vươn không “chống
người thi hành công vụ” mà là "hòng vệ chính đáng" hay “tự vệ”, lực
lượng cưỡng chế đã “đột nhập trái phép” vào khu vực cưỡng chế…
7.
Năm
2015 (vụ Thái Nguyên): Các hộ dân ở huyện Đại Từ khiếu nại đến cơ quan
chức năng sức khỏe của họ bị ảnh hưởng bởi đường dây 220 KV Tuyên Quang –
Thái Nguyên, và việc đền bù chưa thỏa đáng. Hai cá nhân đại diện cho
các hộ dân huyện Đại Từ đã ký thỏa thuận Trợ giúp pháp lý với luật sư
Hải, và ông Hải đã thu tổng cộng 84 triệu đồng.
Theo
qui định của pháp luật, việc trợ giúp pháp lý không được thu bất kỳ
khoản phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý.
Theo
tường trình của nhiều công dân với CQĐT, luật sư Trần Vũ Hải hứa trợ
giúp pháp lý giúp họ đòi quyền lợi, nhưng thực tế chỉ giúp họ soạn một
số văn bản rồi bảo các hộ dân tụ tập tại cổng Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN - số 18 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội) gây áp lực đòi bồi
thường.
CQĐT
CATP Hà Nội khẳng định, luật sư Trần Vũ Hải có kiến thức, hiểu biết
pháp luật nhưng không trợ giúp cho công dân những việc làm đúng pháp
luật, mà lại tư vấn cho họ làm các việc không mang lại kết quả, thậm chí
vi phạm pháp luật.Trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại thuộc
UBND các cấp, nhưng ông Hải lại hướng dẫn người dân viết đơn gửi EVN và
“hướng dẫn” công dân tiếp tục viết đơn kiện, tụ tập đông người, dài ngày
tại cổng trụ sở EVN.
Chính
ông Nguyễn Trọng Tỵ - chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trong công văn
gửi UBND TP nêu rõ: “…Việc tập trung đông người kéo đến ăn nằm tại cổng
của EVN là phi lý, trái pháp luật”. EVN trong văn bản gửi Ban chủ nhiệm
đoàn luật sư Việt Nam cũng đã nêu rõ luật sư Trần Vũ Hải và các cộng sự
đã có các hành vi: kích động, xúi giục các hộ dân khiếu nại, khiếu kiện
không đúng trình tự pháp luật, không đúng đối tượng và không có cơ sở
pháp lý. Lợi dụng nghề nghiệp, danh nghĩa luật sư để gây mất trật tự trị
an trước trụ sở EVN, gây ảnh hưởng xấu đến TTATXH; và xâm phạm nghiêm
trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của EVN, làm mất uy tín của EVN trước
dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh hàng
ngày của EVN…
8.
Cũng
năm 2015, LS Trần Vũ Hải cũng dính đến nghi án lừa đảo bà con ở Tây
Ninh. Công an Hà Nội đã phải điều tra xác minh đơn của 12 hộ dân ở tỉnh
Tây Ninh, tố cáo luật sư Trần Vũ Hải về việc nhận tiền, hứa hẹn đòi đất
cho dân; thu tiền của 9 hộ dân với mức 6,5 triệu đồng/ hộ và 5 hộ dân
với mức 5 triệu đồng/ hộ. Nhưng cuối cùng chỉ tổ chức được 2 buổi đối
thoại với UBND tỉnh Tây Ninh, sau đó không làm được gì cho dân, và cũng
không trả lại tiền.
Vụ
này, thay vì giúp dân làm đơn khởi kiện, Luật sư Trần Vũ Hải đã xúi
giục, lôi kéo người dân đến trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh. Tuy
nhiên, nhóm người này bị cơ quan chức năng không tiếp vì gây rối.
Đến
khi người dân làm đơn tố cáo ông Trần Vũ Hải và Sau khi công an Hà Nội
có kết quả xác minh, thì vị luật sư này vào Tây Ninh xin trả lại tiền đã
nhận” - cán bộ điều tra nói.
9.
LS
Trần Vũ Hải đã có nhưng phát biểu ngông cuồng và láo xược về nguyên
nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Phát biểu này được tung lên mạng
nhằm mục đích bỉ bôi quyết định của Chính phủ. Đặc biệt, Trần Vũ Hải có
thái độ thiếu văn hóa, xúc phạm 2 ông Bộ trưởng, là ông Trần Hồng Hà -
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường và ông Trương Minh Tuấn - khi đó
đang là Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông. Điều đáng nói, là một luật
sư, nhưng thái độ miệt thị vùng miền đối với những người con của Hà
Tĩnh, Quảng Bình là không thể chấp nhận. Xem link dưới:
Mở
đầu stt bẩn thỉu, Trần Vũ Hải viết: "Hai ông tư lệnh quê vùng cá chết
họp báo: một ông phải nói thì im, một ông thì đe báo chí".
Với
giọng điệu xấc xược, Trần Vũ Hải viết "Ông Tư lệnh có trách nhiệm về
giải quyết và công bố thông tin về "vụ cá chết" là Bộ trưởng Bộ Tài
Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, quê Hà Tĩnh, tỉnh bắt đầu vụ thảm hoá
cá chết. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo này, ông này giữ "quyền im
lặng", (hoặc báo chí không quan tâm lời ông, vì không có giá trị thông
tin?).".
Đặc
biệt, tỏ ra bố láo, mất dạy và thách thức, Trần Vũ Hải viết về ông
Trương Minh Tuấn: "Một tư lệnh quê vùng cá chết khác (Quảng Bình), ông
Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, hùng hổ nói điều
này điều kia, nhưng chủ yếu bắt chước các bạn TBL (Tạ Bích Loan) và HTQ
(Hồng Thanh Qunag) bắt nạt MC PA (Phan Anh), khẳng định "rất nhiều cơ
quan báo chí đã đưa tin sai sự thật gây tâm lý hoang mang, kích động dư
luận, gây mất an ninh, trật tự và ảnh hưởng xấu đến xã hội trong thời
gian vừa qua".".
Và
đây, Hải viết tiếp: "Nhưng ông TMT (Trương Minh Tuấn) này lại không đưa
ra những thông tin nào đã đưa là sai sự thật và bộ 4T đã xử lý thế nào?
Nhớ mấy ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 ông TMT cùng bộ sậu báo chí về
Quảng Bình và Hà tĩnh (Kỳ Anh), đánh chén thuỷ sản để cổ động dân chúng
ăn cá. Phải chăng đây là thông tin sai sự thật, gây "tâm lý hoang mang,
kích động dư luận".".
10.
Trần
Vũ Hải ấp ủ một dự án có tên "Dự án Phục vụ Công lý" từ năm 2004. Ngày
5/5/2004, tại Hanoi - Club (76 phố Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội), 8 trưởng
văn phòng luật sư ở Hà Nội tuyên bố thành lập một tổ chức, mang tên
“nhóm sáng kiến Dự án Vì Công lý”. Nhóm này bao gồm các ông Trần Vũ Hải,
Vũ Quốc Bình, Mai Xuân Hải, Nguyễn Việt Hùng, Phan Thị Hương Thủy,
Nguyễn Phương Nam, Lê Thị Thu Hương và Nguyễn Văn Đài, trong đó ông Trần
Vũ Hải gần như là người sáng lập chính kiêm phát ngôn viên của nhóm.
Ngay
sau đó, Đoàn Luật Sư Hà Nội ra công văn số 146/VPĐLS yêu cầu nhóm chấm
dứt hoạt động vì việc lập nhóm này là vi phạm Pháp lệnh luật sư và chỉ
rõ việc thành lập nhóm 'Vì công lý' thực chất là một tổ chức, hay nói
chính xác hơn là manh nha một tổ chức trái pháp luật".
Ngày
24/12/2015, ông Trần Vũ Hải lại vận động được 26 luật sư ký tên vào một
văn bản mang tên “Thư ngỏ về Dự án Phục vụ Công lý”. Văn bản này được
xem như là bản tuyên bố thành lập “Dự án Phục vụ Công lý”, một tổ chức
“nối tiếp Dự án Vì Công lý” đã được triển khai từ năm 2004”. Tuy nhiên,
do mâu thuẫn nội bộ, do tranh giành ảnh hưởng, nên nhiều luật sư đã xin
rút ra khỏi dự án.
Trong
quá trình hoạt động, nhóm “Dự án Phục vụ Công lý” đã tham gia bào chữa
hầu hết các phiên tòa của các bị cáo phạm tội gây rối TTCC, xâm phạm
ANQG, hay những khiếu kiện có thâm niên được giới zân chủ quan tâm “giải
oan”. Tuy nhiên, chưa thấy phiên tòa nào mà Dự án này thắng nếu không
muốn nói là thua đậm.
Thực
tế, "Dự án Phục vụ Công lý" chỉ là tên gọi của một hội nhóm mang tính
"đồng bọn" của Trần Vũ Hải nhằm gây dựng lên đội ngũ “luật sư nhân
quyền” dưới trướng của ông ta. Có lẽ do tài năng, tư cách và nhân cách
đều không ra gì, nên dự án chỉ có tên trên danh nghĩa, còn thực chất thì
đã chết yểu.
Nhận xét
Đăng nhận xét