Trong
vài năm trở lại đây, dưới danh nghĩa các thành lễ cầu nguyện có tên
“Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình”, số chức sắc cực đoan tại
Nhà thờ Thái Hà thường xuyên có những hành động xuyên tạc vu cáo, xuyên
tạc, bóp méo tình hình chính trị, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở trong
nước, kích động giáo dân chống đối chính quyền.

Theo
đó, nhân sự kiện ngày 28/5/2019 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết
định chọn ngày 22 tháng 8 hàng năm làm “Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm các Nạn
Nhân của Bạo Lực vì Lý Do Tôn Giáo hay Niềm Tin” và việc tại Việt Nam
không tổ chức ngày lễ kỷ niệm trên, thông báo và nội dung của thánh lễ
đã cố tình xuyên tạc chính sách đảm bảo tự do tôn giáo của nhà nước. Xin
trích nguyên văn 1 đoạn:
“Ngày
15 tháng 8 vừa qua, linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Thư ký Uỷ Ban
Công Lý và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục đã gửi thư ngỏ đến mọi
thành phần Dân Chúa Việt Nam mời gọi có những hoạt động cụ thể như dâng
thánh lễ, cầu nguyện, tổ chức những cuộc thăm viếng, hỗ trợ các gia đình
các nạn nhân của bạo lực vì lý do tôn giáo. Vì tuy không có những cuộc
trấn áp bạo lực trên diện rộng, nhưng như nhận định của Hội Đồng Giám
Mục về luật tín ngưỡng, tôn giáo thì tại Việt Nam: ‘tự do tín ngưỡng tôn
giáo không thực sự được coi là quyền của con người mà chỉ là ân huệ cần
phải xin và được ban phát’.
Do
đó, trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào lúc 20 giờ
00, Chúa Nhật cuối tháng này, chúng ta sẽ hiệp ý với mọi người thành tâm
thiện chí, cầu nguyện và liên đới cách riêng với những ai đang là nạn
nhân của bạo lực vì lý do tôn giáo hay niềm tin của mình.”
Cần
khách quan nhìn nhận rằng, việc Liên Hợp quốc chọn ngày 22/8 hàng năm
là “Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm các Nạn Nhân của Bạo Lực vì Lý Do Tôn Giáo
hay Niềm Tin” là sự kiện có ý nghĩa, đặc biệt là khi tình hình xung đột
về tôn giáo đang diễn ra phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu
như ở Trung Đông, Châu Phi. Tuy nhiên, điều này không nghĩa rằng “Ngày
Quốc Tế Tưởng Niệm các Nạn Nhân của Bạo Lực vì Lý Do Tôn Giáo hay Niềm
Tin” cần phải được tổ chức tại Việt Nam. Bởi lẽ, ở Việt Nam, quyền tự do
tôn giáo được khẳng định bằng luật pháp. Việt Nam là quốc gia đa dân
tộc và tôn giáo. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm “Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc”; từ đó, kiên trì chính sách tôn trọng và đảm
bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân và đã đạt được
những kết quả tốt đẹp. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phát triển tích
cực, ổn định; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước… Do đó, việc lên tiếng đòi “kỷ
niệm ngày 22/8” ở Việt Nam là sự gán ghép phi lý, không đúng với thực
tế.
Bên
cạnh việc lên tiếng đòi “kỷ niệm ngày 22/8” qua đó cố tình xuyên tạc
chính sách đảm bảo tự do tôn giáo của nhà nước, thông báo của Nhà thờ
Thái Hà còn cho biết sẽ cầu nguyện về nội dung được cho là “cầu nguyện
cho quê hương đất nước trong việc bảo toàn lãnh thổ khi mà Trung Quốc
tiếp tục có những hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam”. Tuy nhiên, đây
chỉ là cái vỏ bọc mị dân. Thực tế cho thấy, đã không ít lần số chức sắc
cực đoan tại Nhà thờ Thái Hà đã lợi dụng buổi thánh lễ để cố tình đưa ra
các thông tin một cách lập lờ, bịa đặt, một mặt vu khống Đảng, Nhà nước
ta không chịu bảo vệ chủ quyền biển đảo; mặt khác, kích động giáo dân
tụ tập đông người tiến hành biểu tình nhằm gây rối an ninh trật tự.
Nhận xét
Đăng nhận xét