Mới đây, BBC tiếng Việt đã đưa tin về
một cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” của cộng đồng người Việt sống tại Nhật. Nếu
chỉ đọc bản tin của BBC, ít ai biết rằng cuộc biểu tình này được tổ chức bởi một
nhóm Zombie Nguyễn (ZN) – một nhóm chống cộng cực đoan, vô văn hóa có liên hệ với
đảng Việt Tân, trong ý định nhập khẩu “cách mạng đường phố” Hong Kong về Việt
Nam qua ngả Nhật.
Cụ thể, ngày 04/08/2019, nhóm ZN ở Nhật,
do Lê Hoàng Hải dẫn đầu, đã tổ chức một cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” ở
Tokyo và Osaka, với vài chục thanh niên người Việt tham gia.
Cuối tháng 8, để gắn phong trào của
mình với cuộc cách mạng đường phố ở Hong Kong, nhóm này đổi tên fanpage thành
“Antichicom” (Chống Cộng sản Trung Quốc).
Để hưởng ứng phong trào bãi khóa của
sinh viên Hong Kong trong tháng 09/2019, ngày 08/09, nhóm này tiếp tục tổ chức
cuộc biểu tình thứ 2 ở Tokyo. Họ tập hợp được khoảng 100 người biểu tình – bao
gồm cả những thanh niên đi du học, đi xuất khẩu lao động, lẫn những cựu thành
viên của Hội Sinh viên VNCH tại Nhật. Người biểu tình giơ cả khẩu hiệu chống
Trung Quốc xâm phạm biển đảo, khẩu hiệu chống Cộng lẫn khẩu hiệu ủng hộ Hong
Kong. Sau cuộc biểu tình, một số cựu thành viên của Hội Sinh viên VNCH đã quyên
góp tiền để ủng hộ Ban Tổ chức:
Theo kế hoạch, họ sẽ tổ chức tiếp cuộc
biểu tình thứ 3 ở Osaka, với tính chất tương tự, vào ngày 22/09.
Dù chuỗi hoạt động này diễn ra ở Nhật,
nó có khả năng tác động đến trong nước vì 4 lý do.
Thứ nhất, nhóm ZN muốn các hoạt động
của họ tạo tác động ở Việt Nam. Khi trả lời phỏng vấn BBC sau cuộc biểu tình,
thành viên Nguyễn Phương của nhóm này nói rằng cuộc biểu tình sẽ tác động đến
nhận thức của thanh niên trong nước thông qua mạng xã hội. Ngoài ra, nhóm này
cũng tuyên bố rằng trong thời gian tới, họ sẽ “xúc tiến các chương trình ủng hộ
dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, thông qua các hoạt động truyền thông đại
chúng, phổ biến thông tin và kiến thức về chủ quyền biển đảo, gây quỹ ủng hộ
các hoạt động có tính dân chủ hóa Việt Nam, và nhiều các lĩnh vực văn hóa xã hội
khác”.
Thứ hai, ban tổ chức cuộc biểu tình
có thể có liên hệ với đảng Việt Tân. Lê Hoàng Hải vốn tham gia “Hiệp hội Người
Việt ở Nhật” (chịu ảnh hưởng của Việt Tân), đồng thời đang biên soạn cuốn sách
ghi lại lịch sử Hội Sinh viên VNCH tại Nhật. Thực ra Hội Sinh viên này chính là
tiền thân của tổ chức Người Việt Tự do, một trong 3 tổ chức sáp nhập thành đảng
Việt Tân. Lý Thái Hùng, Tổng Bí thư hiện nay của Việt Tân, vốn du học Nhật Bản
từ năm 1971, và tham gia Việt Tân qua trung gian là tổ chức đó.
Thứ ba, các thành viên nhóm ZN tại Nhật
có liên hệ với nhiều nhóm chống đối trong nước, như trang “Phong trào Dù vàng
Hong Kong” của Ann Đỗ và các nhóm Công giáo cực đoan.
Thứ tư, vì Trần Kiều Ngọc (chịu ảnh
hưởng của Việt Tân) sẽ tổ chức “Đại hội Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền lần 2”,
với sự tham gia của Joshua Wong, tại một nhà thờ Công giáo ở Osaka trong tháng
04/2020; họ có cơ hội để hình thành một mối liên kết giữa Hong Kong, Việt Tân,
Zombie Nguyễn và các nhóm Công giáo bất mãn.
Tóm lại, giống như nhiều nhóm “dân chửi”
khác, nhóm ZN đang muốn gộp chuyện Biển Đông, chuyện Hong Kong và chuyện chống
Cộng lại với nhau. Khi làm vậy, họ muốn dựng lại ảo ảnh của cuộc Chiến Tranh Lạnh
đã kết thúc được 30 năm – trong đó khối dân chủ đa đảng, do Mỹ đứng đầu, đổ tiền
nuôi những “tiền đồn chống Cộng” như chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây và những
cuộc “cách mạng đường phố” hiện tại.
Họ làm vậy vì các nhóm chống Cộng ở
Việt Nam đang rất yếu, không thể không dựa dẫm vào những nguồn hy vọng, nguồn cảm
hứng, nguồn tài chính đến từ bên ngoài.
Tuy nhiên, khi chọn phương án này, họ
sẽ phải trả 2 cái giá đắt.
Thứ nhất, họ đánh mất tinh thần độc lập
dân tộc, là thứ đem lại tính chính đáng cho các cuộc biểu tình vì chủ quyền
trên Biển Đông. Không riêng chế độ VNCH, phong trào biểu tình ở Hong Kong hiện
nay cũng bắt đầu mang tính vọng ngoại, khi cầu xin ngoại quốc đến “giải phóng”:
Thứ hai, họ tự biến bản thân và đồng
đội thành kẻ ảo tưởng, thành quân cờ của nước ngoài. Bởi Mỹ không hề có ý định
chống Cộng cùng họ hay Hong Kong, Mỹ chỉ chỉ coi Hong Kong như một món hàng để
trao đổi với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại:
Nhận xét
Đăng nhận xét