ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN HAY CHIÊU ĐỘC BIẾN THÔNG TIN ĐỘC HẠI “LỀ TRÁI” THÀNH THÔNG TIN CÔNG KHAI TRÊN BÁO “LỀ PHẢI”?

Loạt bài của Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh được xưng là điều tra độc quyền. Nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu đã phân tích về sự non yếu nghiệp vụ, không rõ cái gì là độc quyền. Song đọc loạt bài, chúng tôi thấy rất rõ là cách làm báo lượm lặt thông tin từ mạng, gom nhiều thông tin xấu độc trên các trang mạng không rõ nguồn gốc, thiếu sự tin cậy để đưa vào bài viết.

Cụ thể:

Trong các bài viết có nhiều chi tiết, thông tin về Bà Nà, Tam Đảo đã được các đối tượng phản động như Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng đại diện tổ chức Voice ở VN công bố trên trang cá nhân của y và đã được những đối tượng như Nguyễn Trung Bảo, Phạm Ngọc Hưng, Đặng Sơn…nhiều lần nhắc đến. Những cụm từ quen thuộc như “BOT bẩn”, những chi tiết, hành văn nhang nhác các bài viết của Nguyễn Trung Bảo – Giám đốc một công ty du lịch mà bố con hai ông này nhiều năm nay đã hậm hực, tuyên chiến vì bị Đà Nẵng loại khỏi Bà Nà do nhận về nhưng đầu tư manh mún.

Trong loạt bài, có rất nhiều thông tin, hình ảnh không phải do phóng viên điều tra, trực tiếp ghi nhận có được mà đều lấy từ hai trang Trả lại đường lên Bà Nà – Giữ lấy Sơn Chà (Save Sơn Chà) và trang Save Tam Đảo. Đây là hai trang mạng có nội dung chủ yếu là bóp méo, xuyên tạc, núp bóng bảo vệ môi trường để chống các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội. Đơn cử như nội dung được loạt bài trên Phunu Online nhiều lần nhắc đến là việc Bà Nà bị chiếm mất con đường lên đỉnh cũng đã là một thuyết âm mưu bịa đặt, hoàn toàn không đúng sự thật nhưng nhóm tác giả không hề điều tra, không nắm thông tin hai chiều mà chỉ chép y nguyên giọng điệu từ các trang của đối tượng phản động Nguyễn Anh Tuấn, trang Save Sơn Trà hay trang của Nguyễn Trung Bảo.

Đến nay, những người điều hành các trang trên đều núp bóng, không công khai nhưng thông qua nhiều hình thức, đã thấy thấp thoáng các đối tượng phản động tham gia như Nguyễn Anh Tuấn, Cao Vĩnh Thịnh cùng một số tổ chức phản động như Greentrees là tác giả của phong trào biểu tình phản đối chặt phá cây xanh dần chuyển sang chống đối chế độ, kích động cách mạng cây, cách mạng cá. Trong một trả lời phỏng vấn của trang phản động BBC Việt ngữ gần đấy, đối tượng phản động Nguyễn Anh Tuấn còn công khai cho biết đã đi thị sát Tam Đảo. Điều đó cho thấy, trang save Tam Đảo và nhóm Save Tam Đảo không đơn thuần là những nhóm bạn trẻ yêu môi trường như Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh nêu trong bài. Thực tế, cơ quan công an từng triệu tập đối tượng Cao Vĩnh Thịnh vào 27/3 tại Hà Nội, đối tượng này khai là thành viên nổi bật của nhóm Green Trees và phong trào bảo vệ cây xanh ở Hà Nội hồi năm 2015 và vừa qua Thịnh đã có nhiều hoạt động liên quan đến chiến dịch Save Tam Đảo. "Dù có bị trấn áp thế nào thì tôi và các thành viên khác của nhóm Green Trees vẫn kiên định đòi Bộ Tài nguyên-Môi trường khi cho các dự án như ở Tam Đảo được triển khai...," Thịnh đã thừa nhận điều này khi nói với BBC. Thật lạ lùng, với một đối tượng phản động như vậy, một tổ chức có nhiều vấn đề như vậy mà Phụ nữ Online lại bảo đây chỉ là những bạn trẻ yêu môi trường?

Như vậy, với sự non kém về nhận thức chính trị, tờ Phụ nữ Online lại thêm một lần tiếp tay cho những trang mạng lề trái và một số trang phản động bằng việc khai thác và hợp thức hóa thông tin từ chúng, giúp chúng kích động, phá hoại an ninh chính trị và kinh tế của đất nước.

Thực tế từ đầu năm 2019, sau khi trang Save Tam Đảo kêu gào phong trào phản bác dự án, dư luận chẳng mấy quan tâm, chỉ có lác đác vài trang phản động như Dân làm báo, Báo Tiếng Dân, BBC Việt ngữ tát nước theo mưa…Nhưng sau loạt bài của Phụ nữ Online, chúng đã và đang ồ ạt như những xác sống đứng dậy, phun mớ thông tin xuyên tạc bẩn thỉu, kích động với nội dung và tần suất nhiều hơn. Chắc chắn chúng sẽ chưa dừng lại nếu như cơ quan quản lý báo chí không kịp thời nhận diện và xử lý.

Nhận xét