Ai có thái độ “bán nước” trong cuộc tranh luận về Công hàm 1958?

Giữa tháng 04/2020, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động lấn chiếm ở Biển Đông bằng nhiều động thái; trong đó có việc đệ trình Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (với nội dung tán thành bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc) lên Liên Hiệp Quốc. Nhân diễn biến này, nhiều nhà dân chửi đã tuyên truyền rằng Công hàm năm 1958 cho thấy chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cố tình “bán nước cho Trung Quốc”:


Tuy nhiên, cáo buộc vừa nêu của giới dân chửi có 4 điểm sơ hở.
Thứ nhất, như Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trình bày với Liên Hiệp Quốc, vào năm 1958, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang được quản lý bởi chính quyền VNCH chứ không phải VNDCCH. Vì vậy, Công hàm năm 1958 không có giá trị pháp lý, và không ảnh hưởng đến tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam hiện nay:

Thứ hai,  cáo buộc vừa nêu không xét đến bối cảnh tổng thể; rằng vào năm 1958, VNDCCH mới là bên đang đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Thứ ba, các diễn biến trong quá khứ không thể che lấp một sự thật rằng Chính phủ Việt Nam hiện nay là lực lượng duy nhất có cả quyết tâm lẫn khả năng bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua cả phát ngôn, chính sách, lẫn hiệu quả bảo vệ chủ quyền trong thực tế:



Khi so sánh một Chính phủ đang nỗ lực bảo vệ biển đảo bằng biện pháp hòa bình với các nhà dân chửi đang mong chiến tranh xảy đến để Mỹ đổ quân vào Việt Nam, người dân sẽ nhanh chóng hiểu rằng trong các cuộc tranh cãi về vấn đề Biển Đông, ai đang giữ nước và ai đang bán nước:

Nhận xét